Ngân hàng thương mại là gì? Các chức năng của ngân hàng thương mại trong hệ thống tài chính tiền tệ Việt Nam. Với vai trò là nơi cung cấp dịch vụ tài chính và tài trợ tài chính cho các cá nhân, các doanh nghiệp tổ chức, ngân hàng thương mại có đóng góp vô cùng lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Vậy cụ thể đặc điểm của ngân hàng thương mại là gì?
Tìm hiểu khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại có vị thế là một tổ chức tài chính, mục tiêu hoạt động là tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động giao dịch tiền tệ. Hoạt động chính của các ngân hàng thương mại là dựa vào giao dịch tiền gửi thường xuyên của khách hàng để cung cấp ra thị trường các dịch vụ tài chính tiền tệ như cấp khoản vay tín dụng, chiết khấu và thanh toán. Ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường, thực hiện các hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về kinh tế và tạo ra lợi nhuận.
Một số loại hình kinh doanh ngân hàng của các ngân hàng thương mại có thể kể đến như: nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn từ khách hàng, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu, mua các tài sản bằng giấy như hóa đơn, sổ nợ, giấy chứng nhận sau đó trả cho người bán với mức giá chiết khấu. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại cung cấp các dịch vụ thanh toán để hỗ trợ việc chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, thực hiện huy động vốn, phát hành chứng chỉ nhận nợ để thu hút các nhà đầu tư gửi tiền vào ngân hàng.
Một số đặc điểm của ngân hàng thương mại
Một số đặc điểm nổi bật của tổ chức ngân hàng thương mại:
-
Các ngân hàng thương mại hoạt động với tư cách một định chế tài chính trung gian
-
Hoạt động đa dạng, bao gồm nhiều dịch vụ và nghiệp vụ ngân hàng thương mại là gì
-
Các ngân hàng thương mại thu hút vốn đầu tư bằng cách huy động tiền gửi, phát hành trái phiếu và kỳ phiếu. Nguồn vốn đầu tư sau khi được gửi vào ngân hàng sẽ được sử dụng để cho các tổ chức, cá nhân vay sản xuất kinh doanh và vay tiêu dùng.
-
Tài chính ngân hàng thương mại là gì? Các ngân hàng thương mại ngoài nghiệp vụ huy động vốn và cho vay còn cung cấp một số dịch vụ khác như thanh toán, chuyển tiền, bảo lãnh và ủy thác tiền tệ.
-
Các ngân hàng thương mại có thể tự mình tạo ra một lượng tiền tệ thông qua các hoạt động cho vay và thanh toán. Chính vì vậy mà ngân hàng thương mại trở thành một bộ phận quan trọng trong hoạt động tài chính tiền tệ của nền kinh tế. Hoạt động quản trị ngân hàng thương mại là gì, hoạt động của ngân hàng thương mại có ảnh hưởng rất lớn đến chính sách tiền tệ và hoạt động tài chính tiền tệ của đất nước.
Xem thêm:
Tự do tài chính là gì? Làm thế nào để đạt được tự do tài chính
Giải chấp là gì? Tìm hiểu thông tin về giải chấp tài sản
Bản chất của hoạt động ngân hàng thương mại
Để hiểu rõ hơn ngân hàng thương mại là gì? Cần phải hiểu rõ bản chất của ngân hàng thương mại:
-
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp, một đơn vị kinh tế. Nói như vậy có ý nghĩa rằng ngân hàng thương mại có tổ chức như một doanh nghiệp hoạt động trong ngành kinh tế và có mối quan hệ tương đương với các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.
-
Hoạt động của ngân hàng thương mại cũng giống như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác. Để có thể hoạt động thì ngân hàng thương mại cũng cần có nguồn vốn và tự chủ về tài chính. Mục tiêu hoạt động là tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng thương mại cũng cần tuân thủ các quy định của pháp luật
-
Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thương mại rất đặc biệt vì nó liên quan đến mọi ngành nghề trong nền kinh tế và có ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống. Cụ thể đó là hoạt động liên quan đến tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng. Đây là một vấn đề khá nhạy cảm nên cần công tác quản trị ngân hàng thương mại để tránh những thiệt hại cho nền kinh tế. Hoạt động tài chính tiền tệ của ngân hàng thương mại đã đóng góp một phần lượng vốn tín dụng cho nền kinh tế.
Các chức năng của ngân hàng thương mại là gì?
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế tài chính quan trọng của nền kinh tế. Có đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội. Vậy cụ thể các chức năng của ngân hàng thương mại là gì?
Chức năng trung gian tín dụng
Ngân hàng thương mại là trung gian giữa những cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn và những người có nguồn tiền nhàn rỗi. Phía ngân hàng sẽ lập nên quỹ và tung ra các khoản vay, tận dụng các nguồn vốn tạm thời, nhàn rỗi của các nhà đầu tư, tung nguồn tiền này vào nền kinh tế cho những ai có nhu cầu vay vốn. Chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng thương mại tạo ra lợi ích cho đôi bên và thúc đẩy nền kinh tế.
Chức năng trung gian thanh toán
Chức năng này được thể hiện bằng hoạt động thực hiện các giao dịch thanh toán theo yêu cầu của khách hàng và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Chức năng thanh toán của các ngân hàng thương mại giúp người dân tiết kiệm được thời gian và chi phí, đồng thời thúc đẩy quá trình kinh doanh, khả năng lưu thông của hàng hóa và tốc độ vận chuyển của dòng vốn trong nền kinh tế.
Chức năng tạo tiền
Như đã nói ở trên, ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp kinh doanh. Chính vì vậy, chức năng tạo tiền là chức năng phản ánh rõ nhất bản chất của ngân hàng thương mại, đó chính là mục tiêu lợi nhuận. Mỗi hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại đều góp một phần tìm kiếm lợi nhuận. đáp ứng yêu cầu thanh toán và chi trả của nền kinh tế, tăng cường lực lượng tiền tệ phục vụ luân chuyển dòng tiền tệ và đưa nền kinh tế đi lên.
Phân loại ngân hàng thương mại
Dựa vào hình thức sở hữu và chiến lược kinh doanh hay tính chất hoạt động mà phân chia ngân hàng thương mại thành nhiều loại. Cụ thể:
Dựa vào hình thức sở hữu,
Ngân hàng thương mại chia thành 5 loại:
-
Ngân hàng thương mại Quốc doanh: ngân hàng được thành lập 100% vốn từ ngân sách nhà nước, thực hiện nhiệm vụ phát hành trái phiếu để huy động vốn và cổ phần hóa.
-
Ngân hàng liên doanh: Là ngân hàng liên kết giữa ngân hàng thương mại trong nước và ngân hàng thương mại nước ngoài qua hình thức góp vốn liên doanh. Hoạt động của ngân hàng liên doanh vẫn phải tuân thủ theo quy định pháp luật của Việt Nam.
-
Ngân hàng thương mại cổ phần: Được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần. Mỗi cổ đông cá nhân hoặc pháp nhân chỉ được sở hữu một số phần trăm cổ phần nhất định.
-
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Là một chi nhánh thành lập ở nước ngoài và hoạt động theo pháp luật tại đất nước đó. Khi mở chi nhánh tại Việt Nam thì mọi hoạt động của chi nhánh ngân hàng tại chịu sự quản lý của pháp luật Việt Nam.
-
Ngân hàng thương mại 100% vốn đầu tư nước ngoài: Đây là ngân hàng được thành lập tại Việt Nam nhưng vốn điều lệ 100% thuộc sở hữu nước ngoài. Trong đó, ngân hàng mẹ là ngân hàng nước ngoài phải có hơn 50% vốn điều lệ. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài có thể thành lập dưới hình thức Công ty TNHH Một thành viên hoặc Hai thành viên trở lên. Điều kiện để thành lập là có Pháp nhân Việt Nam và có trụ sở tại Việt Nam.
Dựa vào chiến lược kinh doanh
Theo chiến lược kinh doanh, ngân hàng thương mại chia thành
-
Ngân hàng bán buôn: Chuyên cung cấp các dịch vụ các tổ chức, doanh nghiệp và các ngân hàng khác.
-
Ngân hàng bán lẻ: Chuyên cung cấp dịch vụ cho các cá nhân, bao gồm cho vay, gửi tiết kiệm, mở thẻ tín dụng, thanh toán,…
Dựa vào tính chất hoạt động
Dựa theo tính chất hoạt động, các ngân hàng thương mại chia thành 2 loại:
-
Ngân hàng thương mại kinh doanh tổng hợp: Cung cấp hầu hết các dịch vụ tài chính như gửi tiết kiệm, cho vay, thanh toán,..cho các cá nhân, tổ chức.
-
Ngân hàng chuyên doanh: Chỉ tập trung cung cấp dịch vụ tài chính cho một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ: Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng thương mại dịch vụ, Ngân hàng thương mại Công nghiệp,…
Nếu các bạn đang cần tìm một địa chỉ uy tín để vay tín dụng nhưng không đủ điều kiện vay tại các ngân hàng thương mại. Vậy hãy liên hệ vaytiennhanhonline.com. Chúng tôi cam kết: Phê duyệt chỉ trong vài phút, giải ngân cực nhanh, lãi suất hấp dẫn
Tạm Kết
Trên đây là giải đáp thắc mắc ngân hàng thương mại là gì? Những chức năng của ngân hàng thương mại? …. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích nếu các bạn đang tìm hiểu về các ngân hàng thương mại để thực hiện các giao dịch tài chính!