Nợ xấu là khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Nhưng bạn có hiểu rõ nợ xấu là gì, nợ xấu có ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào tới người vay và cách để xóa nợ xấu nhanh nhất. Những thông tin này sẽ có trong bài viết dưới đây!
1. Nợ xấu là gì?
1.1. Nợ xấu là gì?
Khái niệm nợ xấu là gì được giải thích là các khoản nợ khó đòi, khi đến hạn thanh toán nhưng người vay không thể trả nợ đúng theo cam kết ban đầu. Cụ thể, nếu quá thời hạn trả nợ trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.
Bị nợ xấu là gì ở ngân hàng? Nợ xấu ngân hàng là khi ngân hàng cho khách hàng vay tiền nhưng đến hạn không thu hồi lại được.
1.2. Tỷ lệ nợ xấu là gì?
Khái niệm Tỷ lệ nợ xấu là gì được hiểu là trong 100 đơn vị tiền dư nợ sẽ có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu càng cao chứng tỏ tổng nợ xấu của ngân hàng càng lớn.
1.3. Phân loại các nhóm nợ xấu
Nợ xấu được chia thành 5 nhóm chính, cụ thể như sau:
– Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn: Đây là nhóm nợ dưới 10 ngày, có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi đúng thời hạn.
– Nhóm 2: Nợ cần chú ý: Những khoản nợ quá hạn từ 10-90 ngày hoặc các khoản nợ khách hàng xin gia hạn thêm thời gian. Nếu nằm trong nhóm này, bạn sẽ khó được ngân hàng tiếp tục đồng ý cho vay nếu chưa thanh toán nợ cũ.
– Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, là các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày Đây là các khoản nợ bị ngân hàng đánh giá là không đủ khả năng thu hồi, gây tổn thất đến dòng tiền của ngân hàng.
– Nhóm 4: Nợ nghi ngờ. Là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.
– Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, là những khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Đây là những khoản nợ được đánh giá không còn khả năng thu hồi vốn hoặc người vay không còn khả năng thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận ban đầu.
Như vậy bị nợ xấu là gì? Là khi bạn thuộc các nhóm 3, 4, 5 (quá hạn trả nợ trên 90 ngày). Những khoản nợ thuộc nhóm 1, 2 (quá hạn dưới 90 ngày) chưa bị coi là nợ xấu. Việc phân loại nợ xấu giúp ngân hàng, tổ chức tín dụng đánh giá lịch sử tín dụng và mức độ uy tín của khách hàng từ đó quyết định việc cho vay.
1.4. Làm thế nào để kiểm tra nợ xấu?
Làm thế nào để biết mình có đang bị nợ xấu hay không, dưới đây là những cách để kiểm tra:
Cách 1: Tra cứu qua website CIC (Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam)
Cách 2: Kiểm tra qua ứng dụng CIC Connect
Xem thêm:
Đáo hạn thẻ tín dụng là gì? Tìm hiểu dịch vụ đáo rút thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng là gì? Những điều bạn nên biết khi sử dụng thẻ tín dụng
2. Bị nợ xấu có ảnh hưởng như thế nào?
Nợ xấu là điều cá nhân, doanh nghiệp hay các tổ chức tín dụng đều không muốn dính đến, bởi những ảnh hưởng tiêu cực mà nó đem lại. Các thông tin về nợ xấu sẽ được CIC lưu lại và điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng tới lịch sử tín dụng của bạn.
Đối với những khách hàng thuộc nhóm 1 (nợ tiêu chuẩn) và nhóm 2 (nợ cần chú ý) vẫn có thể vay tại một số ngân hàng và công ty tài chính tùy theo quy định. Tuy nhiên những khách hàng thuộc nhóm 3 nợ dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) thì sẽ không được vay tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng chính thống. Khi đó nếu những người bị nợ xấu trong 3 nhóm này có nhu cầu vay vốn sẽ dễ rơi vào nguy cơ của bẫy tín dụng đen và các hình thức lừa đảo cho vay khác.
Bên cạnh đó, việc chậm trễ thanh toán còn khiến người vay phải chịu nhiều khoản phạt và các phí phát sinh khác tùy theo quy định của từng tổ chức.
3. Sau bao lâu thì nợ xấu được xóa?
Xóa nợ xấu là việc cần thiết để bạn tiếp cận các sản phẩm tài chính. Cách tốt nhất để xóa nợ xấu là gì? Đó là bạn làm việc trực tiếp với ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính để thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi suất.
– Đối với khoản vay dưới 10 triệu: Theo quy định, Ngân hàng Nhà nước đã ngừng cung cấp lịch sử tín dụng đối với các khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Do vậy bạn không cần lo lắng nếu có khoản nợ xấu dưới 10 triệu đồng đã tất toán.
– Đối với khoản vay trên 10 triệu. Thông tin về lịch sử tín dụng của khoản vay sẽ được cập nhật hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ, nợ xấu sẽ được xóa khỏi lịch sử tín dụng.
Theo quy định, thông tin nợ xấu liên quan đến tín dụng cá nhân được lưu lại trong thời gian tối đa 05 năm, sau 05 năm khách hàng có thể tiếp tục vay vốn như các trường hợp đi vay thông thường.
4. Tại sao cần thu hồi nợ xấu?
Thu hồi nợ là việc bên cho vay yêu cầu bên vay thanh toán các khoản vay khi đến hạn hoặc quá hạn theo thỏa thuận ban đầu.
Thu hồi nợ xấu là gì? Thu hồi nợ xấu là giải pháp được xây dựng với các công ty chuyên biệt nhằm quản lý và thu hồi nợ quá hạn tại các ngân hàng và công ty tài chính.
Việc thu hồi nợ xấu là nghiệp vụ quan trọng của doanh nghiệp vì nợ xấu ảnh hưởng tới vốn lưu động của doanh nghiệp. Việc thu hồi nợ xấu giúp doanh nghiệp kiểm soát được dòng tiền và hạn chế thất thoát tài sản. Vì vậy các doanh nghiệp cần có biện pháp thu hồi nợ xấu hiệu quả, khoa học.
5. Làm thế nào để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu?
Cách để tránh bị nợ xấu là gì? Hãy cùng tham khảo những cách phòng tránh dưới đây:
– Trước khi quyết định vay vốn, người vay cần đánh giá năng lực trả nợ của bản thân đồng thời lên kế hoạch trả nợ để tránh mắc phải nợ xấu
– Sau khi vay vốn thành công, cần có kế hoạch sử dụng tiền vốn vay hợp lí, khoa học, hiệu quả để việc trả nợ trở nên nhanh chóng
– Trường hợp bất khả kháng, không thể trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, hãy trao đổi với ngân hàng để thỏa thuận và tìm ra phương án tối ưu nhất
– Đặc biệt mỗi cá nhân cần có ý thức về việc trả nợ đúng hạn, đúng quy định.
Bạn bị dính nợ xấu và không thể tiếp tục vay tại ngân hàng? Đừng lo vì bạn vẫn có thể đăng ký và được duyệt vay tại vay tiền icloud!
Thủ tục nhanh gọn, giải ngân chỉ sau 1 phút vào tài khoản ngân hàng. Vay với lãi suất cực thấp, hạn mức vay cao!
Tạm Kết
Những thông tin bài viết cung cấp hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm nợ xấu là gì cũng như cách để không bị nợ xấu là gì từ đó có cho mình những khoản vay thông minh, đảm bảo nguồn tài chính để kinh doanh, đầu tư hiệu quả.